Pages

Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2010

Gia su IELTS 200k/buoi va gia su lop 5

1. mình có 2 anh bạn đang tìm người có khả năng tốt để dạy kèm thi IELTS. Bạn
nào có khả năng hoặc có người quen thì liên hệ với mình. Lương 200k/buổi

Dương Thúy
0989 678 890
thanks nhìu!
2. Dear all,
Cho minh nho chut nhe,
Chi minh can tim gia su cho chau hoc lop 5, nha o gan cau Long Bien. Me chau co y dinh cho chau thi chuyen ngu nen nho cac anh chi giup voi.
Anh chi nao co thoi gian day vao cac buoi toi thi giup nhe, tru thu 2 va thu 6.
Neu quan tam anh chi gui CV qua email trang_phamthu_12b_cnn@yahoo.com hoac goi dien truc tiep cho minh:
0948520607 (Trang)
Xin chan thanh cam on!


--
Nguyen Thi Diem Ha
Faculty of Business English - Foreign Trade University
Mobile: 0987946464
Home: 0437641468

Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2010

Update bài thuyết trình Mác Lê

Mình đã update thêm 2 bài triết của 2 nhóm lớp tiếng Pháp. Các bạn trở lại phần download bài triết nhé ;)

Thứ Năm, 24 tháng 6, 2010

Gia su nghe noi

Tim Gia su luyen nghe noi, trinh do intermediate
Minh co dua em chuan bi di hoc ben Sin nhung tieng anh nghe noi rat kem can luyen trong 1, 2 thang, co the hoc nhieu buoi trong tuan tuy cac ban sap xep.
Ban nao nghe noi tot giup em minh nhe
Cac ban goi cho em minh 01668691578, nick la hoangmanhquan3000, dung nhan cho minh
Can gap nhe, em minh sap di roi.


--
Nguyen Thi Diem Ha
Faculty of Business English - Foreign Trade University
Mobile: 0987946464
Home: 0437641468

Thứ Ba, 22 tháng 6, 2010

Phiên dịch cho Summer Camp

Gioi thieu:

Caritas Switzerland la mot to chuc Phi Chinh Phu Quoc Te hoat dong nham tro giup nhung nguoi dan o nhung vung sau, vung xa vuot qua ngheo doi. Caritas Switzerland hien dang ho tro Du an phat trien cong dong tong hop tai huyen Quan Ba â" Ha Giang voi muc dich: Xay dung sinh ke ben vung chon nguoi dan va cong dong ngheo nhat. Trong do su dung Phuong phap tiep can dua tren kien thuc ban dia, cung co/tang cuong nhung nen van hoa dang co nguy co bi mai mot va duy tri cac nguon tai nguyen thien nhien.

Chuong trinh tinh nguyen:

Doan tinh nguyen gom 52 sinh vien Luxembourg mong muon dong gop mot phan cong suc nho be cua minh giup cong dong dan toc thieu so co dieu kien song het suc kho khan o huyen Quan Ba-Ha Giang

Thoi Gian: Tu 12 - 23/08/2010 â" Dia Diem: Quan Ba â" Ha Giang

So luong tuyen: 08 Phien Dich

Mo ta cong viec:

* Moi phien dich phu trach ho tro, huong dan 6-7 tinh nguyen vien Luxembourg
* Phien dich cho cac tinh nguyen vien (Anh-Viet, Viet-Anh) khi giao tiep.
* Lam viec cung cac tinh nguyen vien, giup do nguoi dan dia phuong.



Yeu cau:

* Tieng Anh giao tiep tot (Uu tien sinh vien nam 3-4).
* Co the song va lam viec o nhung vung kho khan ve co so vat chat.
* Nang dong, ky nang giao tiep tot, trung thuc, nhiet tinh, vui ve, hoa dong voi moi nguoi, co kha nang to chuc.
* Co kinh nghiem lam phien dich la mot loi the.



Che do:

* Cac chi phi an uong, khach san/nha khach, di lai do to chuc Caritas chi tra.
* Thu lao/ boi duong: 50.000 VND/nguoi/ngay.
* Sau khi ket thuc Summer Camp, cac ban se co 2 ngay tham quan, du lich Vinh Ha Long cung ca doan va nhan reference letter tu to chuc Caritas.

Cac ban quan tam xin gui Curriculum Vitae (in English) toi Email: x.nguyenthi05@gmail.com (Xuyen - 0987657236). Han nop CV la 15/07/2010.


--
Nguyen Thi Diem Ha
Faculty of Business English - Foreign Trade University
Mobile: 0987946464
Home: 0437641468

DANH SÁCH TÌNH NGUYỆN VIÊN THAM GIA TIẾP SỨC MÙA THI

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
ĐOÀN THANH NIÊN HỌC VIỆN

DANH SÁCH TÌNH NGUYỆN VIÊN THAM GIA TIẾP SỨC MÙA THI


BAN ĐIỀU HÀNH
1. Hà Hoài Linh Hoàng
2. Nguyễn Đức Việt Anh
3. Lê Minh Tiệp
4. Trần Anh Đức
5. Hoàng Thu Huyền

SINH VIÊN TÌNH NGUYỆN
1. Đặng Thương Hoài Linh - LQT 36E - 01675 799 899
2. Đỗ Thị Kim Cúc - LQT36E - 01652 196 799
3. Trần Thị Thúy - Lớp CT36E - 01682 618 243
4. Nguyễn Hồng Hạnh - AK3 - 0127-713-2033
5. Nguyễn Bích Hà - LQT 36A - 01698 076 176
6. Phạm Thị Anh Thơ - KT36B - 0984392939
7. Nguyễn Thanh Hà - KT36B - 0169 69 31891
8. Vũ Thị Phương Thảo - LQT36B – 01234120491 (TV)|
9. Trương Vũ Thùy Trang - LQT B36 – 0989392276 (TV)
10. Lê Vũ Mạnh - CT35H - 0906245097
11. Võ Ngọc Diệp - LQT36 B - 0166 923 6170
12. Trần Thị Ngọc Mai – A2 - 01662161300 / 0953033316
13. Nguyễn Thị Phương Thảo – K4 C – 0902007329
14. Nguyễn Vũ Long – CD01B- 01654814809
15. Nguyễn Văn Mạnh- CD01C – 0915304660
16. Đinh Thị Nhung - K3A -0936086640
17. Nguyễn văn Khải – C35 – 01229330747
18. Nguyễn Tuấn Dũng – C35 – 01227203588
19. Hoàng Quỳnh Trang – K4C – 01255666763
20. Trần Hoàng Minh – LQT 36C – 01275026563
21. Nguyễn Minh Thi – KT36B – 01664798808 (TV)
22. Trấn Tú Nam – D36 -01649386669
23. Hoàng Thu Thuỷ - KT36D – 01656053090
24. Nguyễn Thị Hằng – k4A – 0978413108
25. Nguyễn Thế Thành – KT36C – 01682341423
26. Nguyễn Tú Linh – E36 – 0917515521
27. Nguyễn Trúc Linh – KT36C – 0977042998
28. Nguyễn Thị Nhung – A35 – 01228414343
29. Trần Hùng Sơn – LQT 36C – 0936000497
30. Nguyễn Thuỳ Anh – KT36A – 01676152889
31. Nguyễn Thu Hằng – K4B – 0904824757
32. Phạm An Mỹ Liên – K4A – 0936527208
33. Nguyễn Thu Hương – K3E – 0906066044
34. Nguyễn Ngọc Trang – CT36H – 0904529212
35. Vũ Thùy Anh - CT36H
36. Nguyễn Quỳnh Anh – K4C – 0945959201 (DAV)
37. Lương Minh Ngọc – LQT 36 B
38. Hoàng Ngọc Kỉ - G35
39. Lê Anh Hồng Ngọc – KT36B - 0977071092
40. Hoàng Thị Thu Hà – KT36C – 01649723889
41. Nguyễn Phương Thảo – KT36D – 0973412851
42. Nghiêm Xuân Hải Đăng – KT36A – 01679650157
43. Lê Đại Cán – K4C – 01649610825
44. Diêm Thị Loan – KT36C – 01679951491
45. Phạm Thị Hiền – CD
46. Bùi Khánh Tùng - KT36A
47. Hoàng Thúy Vân - KT36B
48. Ngô Minh Thông - KT36C
49. Lê Thanh Hoài - B35
50. Ngô Phan Anh Ngọc – LQT 35 A
51. Vũ Hoàng Diệp – K4C
52. Phạm Thị Thuỳ Dương – c36
53. Lê Doãn Hồng Quân – KT35A
54. Đào Thu Hằng – LQT 35 A
55. Nguyễn Anh Thư - CT36B-01254191788
56. Nguyễn Phương Anh- CT36B- 01656096629
57 Nghiêm Thanh Tú – LQT 36 C – 0982661865

58 Hồ Thị Huyền Trang – KT36D

Các bạn có tên trong danh sách gửi mail confirm vào hòm thư bantuyentruyendav@yahoo.com trước ngày 25/06/2010.
Trong mail các bạn ghi rõ các thông tin sau:

(tên - lớp - tham gia đợt A/D/2 đợt)

CHIỀU THỨ 6 LÚC 5H30, NGÀY 25/06 TOÀN BỘ CÁC BẠN TRONG DANH SÁCH CÓ MẶT TẠI HỘI TRƯỜNG 506 ĐỂ LÀM VIỆC CÙNG BAN ĐIỀU HÀNH.

Thứ Hai, 21 tháng 6, 2010

Điểm Writing 20% của lớp TA36A

Các bạn lớp TA36A vào đây để download điểm giữa kì Writing nhé.

Thứ Năm, 17 tháng 6, 2010

Kêu gọi tình nguyện viên lễ tốt nghiệp K33

Nắng chang chang, phượng đỏ rực, lịch đình giảng và lịch thi trên tầng 4. Vậy là chúng ta sắp kết thúc một học kì nữa. Sinh viên năm nhất giật mình: 1 năm trước mình còn đang khổ sở học hành để thi đại học, giờ đã sắp lên sinh viên năm thứ 2. Sinh viên năm thứ tư giật mình: 4 năm trước mình bước chân vào trường, giờ đã đến lúc phải chia tay.

Ngày 30/06/2010, Lễ tốt nghiệp cho K33 sẽ được tiến hành. Ngày đặc biệt ấy, chắc hẳn các anh chị K33 vừa mong chờ để được tốt nghiệp, lại vừa nuối tiếc thời sinh viên gắn bó dưới mái trường DAV.

Để nói lời chào tạm biệt với các anh chị khóa trên, các bạn sinh viên năm nhất - và sắp trở thành sinh viên năm thứ hai, hãy cùng góp sức mình trong buổi lễ này nhé. Các bạn có thể làm lễ tân, securities, và giúp đỡ nhiều việc khác về mặt nhân lực.

Đơn đăng kí xin gửi về bantuyentruyendav@yahoo.com theo mẫu sau:
To: bantuyentruyendav@yahoo.com
Subject: Lễ tốt nghiệp K33
Họ và tên: .....................................
Giới tính: .......................................
Lớp: ..............................................
ĐT: ...............................................


Ban tuyên truyền DAV sẽ tiếp nhận đơn đăng kí đến ngày 20/06/2010. Hãy cùng giúp cho Lễ tốt nghiệp K33 thành công tốt đẹp như một món quà gửi tới các anh chị nhé.

Gia su IELTS o Tan Mai 300k/buoi

Mail từ cô Nguyễn Thị Diễm Hà nhé:

Minh dang can tim gap 1 ban day ielts cho 1 chi da di lam nha o TAN Mai, gan Back khoa. day la hoc sinh cu cua minh, ban qua nen khong day tiep duoc. Luong la 300 k 1 buoi/ gan 2 tieng. Tuan 3 buoi. thoi gian co the linh dong vi hoc 1 nguoi ma. Chu yeu day ki nang noi va on lai ngu phap. ki nang nghe, doc, viet thi chi ay co the tu luyen duoc. Vay ban nao da di day ielts roi / da thi ielts da di day nhieu /roi ma co day duoc thi lien he voi minh ngay theo so lien lac. Ha Linh 09345.07438. Neu goi ma ko gap minh. cac ban co teh de lai message. minh se goi lai. cam on vi da quan tam!

Thứ Ba, 15 tháng 6, 2010

Nhân viên chạy bàn và Gia sư

Mail từ cô Nguyễn Thị Diễm Hà:

1. Nha hang Nhat Ban Sushibar can tuyen nhan vien ban.Thoi gian lam viec; ca sang tu 10h- 14h00, ca chieu tu 5h-10h30. Khach den nha hang chu yeu la nguoi nuoc ngoai, biet ngoai ngu la mot loi the.

Dia chi: Tang 1, toa nha Syrena, 51 Xuan Dieu, Tay Ho, Ha Noi.
Hen phong van: 0934 676 585
2. Minh co nguoi ho hang co con gai nam nay len lop 9 dang co nhu cau tim nguoi day tieng anh. Co be nay dang hoc chuyen nhat o truong chu van an, em dang can cung co lai tieng anh vi ngu phap cua em khong duoc tot lam.Nha em nay o duong Thuy Khue. Ban nao quan tam thi moi lien he truc tiep voi me e y. Chi Phuong so dt: 0902251729

Thay đổi lịch thi

Thứ 7 (19/6/2010): 7h thi đọc-viết ở hội trường B
8h30 thi nghe ở tầng 4
14h thi vấn đáp ở phòng 501-504

Thứ 2 (21/6/2010): 9h30 thi Tiếng Việt ở phòng 601

3 môn Logic, Triết và XHH vẫn thi theo lịch cũ.

Thứ Năm, 10 tháng 6, 2010

Nam nhan vien Xuc tien thuong mai va Gia su Toeic

Đây là thông tin cô Hà dạy writing lớp TA36A gửi vào mail khóa. Tớ xin trích lại như sau:

1. Cong ty Xuc Tien Thuong Mai va Du Lich VITRATO (Vietnam Trade Promotion and Tourism JSC) dang can tuyen 01 nam nhan vien.

Yeu cau:

- Tieng anh tot
- Nhanh nhen
- Co trach nhiem trong cong viec
- Co kha nang di cong tac dai ngay

Cong viec:

- Dich Anh - Viet, Viet - Anh
- Lien he khach hang
- Phuc vu hau can cho khach trong cac dot trien lam, hoi cho
- Huong dan khach du lich

Cac ban co nhu cau phien lien he voi minh:

Vu Toan Tam (Ms.)
Email: vutoantam@gmail.com
Cell: 0948 073 035
2. Chào mọi người.
Mình có anh bạn mới đi làm muốn tìm gia sư để học ôn Toeic.
Bạn nào có thể đi dạy hay biết ai có thể đi dạy thì liên lạc trực tiếp với anh ý nhá.
Liên hệ Anh Sơn 016989 555 66.
Các vấn đề như lương,thời gian dạy các bạn cứ thỏa thuận trực tiếp với anh ý.
Cám ơn các bạn đã đọc tin.

--
Nguyen Thi Diem Ha
Faculty of Business English - Foreign Trade University
Mobile: 0987946464
Home: 0437641468

Thứ Ba, 8 tháng 6, 2010

Download bài giảng tiếng việt thực hành

Đây là link download những bài giảng TV. Happy downloading!

http://www.mediafire.com/?sharekey=b118e48dd6ba9674111096d429abd3602f00ce62d0c39a624ca8d2a77d7aad89

Bán hàng lưu niệm và gia sư

Đây là thông tin cô Hà dạy writing bên lớp TA36A gửi vào hòm mail của khóa. Mình xin trích lại như sau:

1. Dear all,
Ban cua minh dang can 2 ban nu lam viec part-time tai cua hang ban do luu niem tren pho co. Thoi gian cu the nhu sau;

Ca1: 12:00-16:00
Ca2: 16:00-21:00

Luong: 1trieu/1thang
Yeu cau: biet tieng anh ( khach hang chu yeu la nguoi nuoc ngoai)

PhamHang 05E19 CFL_VNU
Phone:01689496092
Yahoo:hoabanbe410
2. minh dang can tuyen mot gia su day cho hoc sinh tu lop 3 toi lop 5. lop khoang 15 hoc sinh ben gia lam. Luong thoa thuan. ban co nhu cau thi gui email cho minh nhe . thutrang1602@gmail.com. cam on cac ban da
doc mail.

Thứ Hai, 7 tháng 6, 2010

Here is the 100% fact of how the English language is being taught in my country - too sad!! (trích Vietimes)

Phỏng vấn ngẫu nhiên trước giờ học: Sinh Viên Hoàng Văn Đ. Khoa Xây dựng, ĐH Xây dựng

- Bạn có hay đi học môn tiếng Anh ở lớp không?

Không. Đa số là nghỉ

Tống số 20 buổi, nhưng tớ nghỉ hơn chục buổi rồi, vẫn đủ điều kiện dự thi. Hôm nào đến lớp, điểm danh xong rồi thì tớ về luôn. Nhưng giờ bị cô phát hiện ra rồi nên phải cẩn thận.

Cô toàn dạy trong giáo trình mà cũng chẳng cho luyện nghe nói. Thời gian đến giảng đường như thế thì ở nhà tự học cho khỏe người.

Cô giáo phát âm rất không chuẩn. Dậy chậm, tẻ nhạt.

Chỉ có những thằng học dốt thì mới đi học thôi!- Tại sao thế?

Tại cô dạy quá chậm như tớ đã nói rồi. Đối với những người biết biết như tớ thì đã là quá chán. Lớp tớ học môn này dốt lắm. Đến đông chẳng qua là môn này nhiều trình, chẳng may bị điểm danh thì chết. Bình thường ngày nào lớp tớ cũng có ít nhất 10 người nghỉ.


Toàn cảnh: Lớp học gồm 90 sinh viên ngồi trong phòng học giành cho 40 người. Mỗi bàn có ít nhất 6 người ngồi. Tôi là nữ, ngồi lọt thỏm giữa gần 90 sinh viên nam cao lớn lộc ngộc. Phòng học không được trang bị hệ thống âm thanh. Tôi tự hỏi không biết cô giáo giảng bài ở cấp độ giọng nào để cho gần 100 sinh viên nghe được thứ ngôn ngữ quốc tế này…

Tiết 1 (10h15 phút)

Giảng viên bước vào lớp, tôi hồn nhiên nói rất to câu chào “Good morning” giống như khi học ở bao nhiêu lớp tiếng Anh khác. Cả lớp cười ồ, quay lại nhìn khuôn mặt con gái lạ hoắc. “Ở lớp tớ, sinh viên và giảng viên từ lâu đã bỏ đi thủ tục chào hỏi đầu giờ rồi”. Cậu bạn ngồi cạnh tôi tủm tỉm cười giải thích. Không thẹn thùng vì hành động của mình nhưng tôi cũng đỏ dừ cả mặt vì bị cả lớp đổ dồn về phía mình, coi câu chào đó thật ngớ ngẩn.

Trước khi vào lớp tôi cứ lo rằng mình sẽ không hiểu hết được những gì cô giảng về thứ tiếng Anh chuyên ngành xây dựng này, nhưng thật may, giáo viên nói toàn bằng tiếng Việt. “Hôm nay chúng ta sẽ chữa bài tập về nhà từ hôm trước nhé”. Hơn 100 sinh viên bắt đầu sột soạt, cậu bạn tôi thì ung dung ngồi lo tập bài “Nền và Móng” của một môn học khác ra làm. Xung quanh tôi, những sinh viên có vẻ chăm chú nghe giảng lôi bản bài tập photo ra và hí hoáy cầm bút viết.. Những ô trống vẫn còn trắng xóa, chàng sinh viên nói với tôi tỉnh bơ: “Chẳng ai làm bài tập trước ở nhà đâu. Đến lớp, cô giáo chữa thì chép vào để lúc thi có cái mà học thôi. Cô bảo rồi, thi học phần, cô chỉ nhặt nhạnh mấy câu trong bài tập ra làm là xong hết!!!” Tôi à lên một tiếng tỏ vẻ đã vỡ vạc ra vấn đề!

Lớp quá đông, những tiếng con trai thì thầm nói chuyện riêng dù rất nhỏ nhưng chất giọng ồm ồm của hơn 90 con người đã át đi cái giọng khàn khàn của một cô giáo đã ở độ tuổi ngoại tứ tuần. Dù sao, tôi vẫn cố gắng tập trung đôi tai của mình để nghe cô đọc công thức của các câu điều kiện “íp cộng với Pi – 2 cộng ét…”. Tôi thắc mắc “Pi – 2” là gì thì cậu bạn giải thích “Là động từ ở thì quá khứ phân từ 2. Cô giáo tớ hay đọc như thế.”. Bấy giờ, tôi vỡ lẽ ra cấu trúc của câu điều kiện loại 2. “Nào chúng ta muốn nói về việc mình đã làm hết bao nhiêu thời gian thì nói thế nào nhỉ. Ờ, “ít thếch hoặc ít thúc tu cộng ét cộng pe ri ớt cộng vớp ing… (It takes/ took to + Subject + period + Verb – ing). Ví dụ nhé, “ít thếch tu mi tu guỵch….”. Cậu bạn tôi phiên dịch “guỵch” chính là từ “week” khi tôi nhăn trán thắc mắc. “Tớ đã bảo rồi, cô phát âm lạ lắm!”.



Thà ngủ còn hơn học- Ảnh: Sơn Hà

Mấy cậu sinh viên bàn dưới tôi đã bắt đấu ngáp ngắn ngáp dài, tỏ vẻ mỏi mệt. Trong đầu tôi nhấp nhỉnh những suy đoán rất logic: Đúng là kết quả của một đêm nhảy Audition, chơi Play Station lại thêm với việc chép tiếng Anh thế này thì việc ngủ thật đã cũng là giải pháp tốt để chống “xì - trét”. Trên bục giảng, cô giáo ngồi chống tay vào cằm, đợi sinh viên lĩnh hội xong mấy cấu trúc tiếng Anh cơ bản mà mình vừa tung ra cho lũ học trò. Đúng lúc đó chuông reo.

Tiết 2 (11h15p)

Chuông vào lớp đã điểm, thế nhưng phải 5- 10 phút sau, lớp mới ổn định. Ngoài trời nắng trưa bắt đầu tỏa gay gắt. Cũng đến tầm ăn trưa nên dù mới bước sang tiết hai nhưng gương mặt của những sinh viên đã khá mỏi mệt. Mấy cậu bạn xung quanh tôi ôm bụng kêu đói.

“Nào, nhóm mấy anh ở phía cuối lớp đang nói chuyện riêng kia, làm câu 1 nào. Chuyển từ câu chủ động sang dạng bị động. Ai đã làm bài rồi?” – cô giáo bắt đầu cất cao giọng, át hẳn tiếng ồn ào của lớp.

Không một ai lên tiếng.

Cô đứng chờ một lúc, nhắc đi nhắc lại câu:“Ai nào? Ai nào?”. “Không ai tự động phát biểu à? Thế thì áp dụng luật gọi danh sách nhé”. Một cái tên ngay đầu sổ được xướng lên. Cậu sinh viên đang tủm tỉm cười cúi xuống hộc bàn nhắn tin tanh tách phía cuối lớp giật mình đứng dậy, gãi đầu, gãi tai. “Thôi, nhìn anh, biết là không làm được rồi.” “Thằng này nó đang nhắn tin cho bạn gái đấy cô ạ” – một cậu sinh viên láu lỉnh khác chen vào làm cả lớp cười ồ. Cả cô giáo cũng cười ngặt nghẽo. Thế là cô bèn bắt đầu một tràng dài mà theo như cậu bạn tôi thì đây là điệp khúc quen thuộc của cô rồi “Các anh mà không học là không thi được đâu. Tôi ra đề chỉ ở trong mấy bài kiểm tra này thôi. Nhặt nhạnh mỗi bài trong giáo trình một ít, không học đến khi thi trượt thì dừng trách tôi nhé.”. Nói một hồi về thể thức ra đề thi học phần để răn đe các trò, cô giáo quay lên bảng “chữa” câu 1 bằng cách ghi tất cả các đáp án lên bảng. Ghi xong, cô lại ngồi chống cằm, đợi sinh viên “lĩnh hội” các câu trả lời vào vở.



Nghịch móng tay chờ... hết giờ - Ảnh: Sơn Hà

Không mang bất kì một cuốn sách, quyển vở nào, một nam sinh viên ngồi sau tôi bắt đầu hì hụi lấy bút chì ra vẽ tranh. Cậu say sưa đến tỉ mẩn. Nhóm cậu bạn tôi tiếp tục lấy máy tính, bàn bạc tính toán mấy con số của bài tập “Nền và móng công trình”. Bàn dưới cùng của lớp, 3/6 nam sinh viên đồng loạt gục mặt xuống bàn ngủ. Cái việc ngủ trên lớp, cũng là cái thú của nhiều sinh viên.

Chữa xong bài 1, cô giáo uể oải chuyển sang bài 2. Chữa được một nửa bài 2, chuông lại reo. Mấy anh chàng học lại ở dưới lớp ý kiến “Cô ơi, điểm danh đi cô”. Vô ích, cô đã đi ra ngoài. Mất hết cả kiên nhẫn, 3 chàng sinh viên đeo balo rất bụi ngồi đợi điểm danh từ tiết 1 đến giờ chán nản rủ nhau ra về. Nhóm khác ở giữa lớp rủ nhau đi ăn trưa. Lớp lộ ra những khoảng trống hoác như tấm vải bị thủng lỗ chỗ.

Tiết 3 (12h15p)

Tiếp tục chữa bài tập. Cô giáo kiên nhẫn viết đáp án lên bảng, thỉnh thoảng giải thích qua loa cho một vài đáp án khó hiểu rồi lại ngồi đợi sinh viên ngồi chép. Những cái đầu bắt đầu gục xuống vì nản, mệt và đói. Tôi cũng buồn ngủ quá, đầu óc trống rỗng quá. Đến giờ phút này tôi đã thấu hiểu cái cảnh chán học và cũng chả trách được tinh thần thiếu học tập của các sinh viên trong lớp. Tôi cũng phải gục xuống bàn một lát cái đã.

Đồng hồ chỉ 10 phút nữa là hết giờ. “Cả lớp mới đi được một nửa chặng đường các bạn ạ. Tức là bài tập có 6 câu thì kết thúc buổi học ngày hôm nay, chúng tớ cùng cô hợp sức mới làm được 3 câu. Có lẽ, phương châm giảng của cô giáo là chậm mà chắc.” – cậu bạn tôi bắt chước giọng của một MC rất hài hước nói nhỏ với tôi như thế.



Ngủ la liệt - Ảnh: Sơn Hà

“Cô ơi, sắp hết giờ rồi, điểm danh đi cô”. Vậy là cái điều mong mỏi của các bạn sinh viên cũng đã được đáp ứng. Cô giáo điểm danh. Cậu bạn tôi “Có” một tiếng rõ to khi tên mình được xướng. Quay xuống bàn dưới, cậu sinh viên ban nãy cũng đã thở phào tỏ vẻ hài lòng nhìn ngắm bức tranh đã miệt mài vẽ trong suốt 2 tiết học. Bức tranh khá sinh động vẽ một trận kiếm hiệp trong trò chơi điện tử nào đó mà tôi không am hiểu lắm nên không thể gọi tên ra được. Những cái đầu bắt đầu ngước lên, dụi mắt mơ màng, thu sách vở ra về. Buổi học này tôi không được điểm danh, cũng không ngộ được chút kiến thức nào vào đầu, nhưng cũng may mắn thay, tôi hiểu được thế nào là cách dạy và học thụ động trên giảng đường đại học ở Việt Nam.


Mèo Lười: Các bạn đọc xong bài này có ý kiến như thế nào? Ý kiến trên là của 1 bạn SV ĐH Xây dựng, mà ĐH Xây Dựng thì đương nhiên khác với Học viện Ngoại giao của chúng ta, từ chất lượng sinh viên đến chất lượng giảng viên. Mình thấy trường mình giáo viên dạy cũng khá tốt. Các bạn cho ý kiến đi.

Tâm thư của một sinh viên "khát học" (trích Internet)

Thầy kính mến,

Cũng như các bạn khác, em bước chân vào cổng trường Đại học với niềm háo hức của tân sinh viên sau bao nhiêu nỗ lực, cố gắng của bản thân và gia đình. Đứng trước ngôi trường rộng lớn này, em cảm thấy như tương lai tươi sáng đang hiện ra trước mắt. Nhưng tháng đầu tiên trên giảng đường Đại học đã qua đi, niềm vui chưa dứt, nỗi âu lo đã xuất hiện. Em đã không còn cảm thấy hứng thú với việc học tập nữa…

Đêm trước ngày đầu tiên đi học, thậm chí em còn hồi hộp đến mức không ngủ được. Mãi đến gần sáng mới chợp mắt một chút, không ngờ lại lên lớp muộn. Em vừa chạy đến trường vừa lo sợ sẽ bị phạt như hồi cấp 3. Nhưng khi em đến, xin phép vào lớp, thầy vẫn bình thản giảng bài. Rồi 5 phút sau có mấy bạn vào lớp, thầy vẫn giảng. 15 phút sau lác đác thêm mấy bạn nữa thầy vẫn không nói gì. Và lúc ấy em chợt nhớ tới câu nói của chị cùng phòng ký túc xá nói chuyện hồi sáng: “Em cứ đi từ từ thôi, các thầy cô dạy Đại học không để ý đến em đâu”.



"Em đã phải nỗ lực rất nhiều để bước vào cánh cổng Đại học" - Ảnh: Trần Mạnh Cường


Buổi đầu tiên, các bạn muốn làm quen với nhau nên lớp ồn, thỉnh thoảng thầy nhắc nhở, rồi đâu lại vào đấy, thầy không nhắc nữa mà tiếp tục giảng. Bạn ngồi cạnh quay sang cười: “Các thầy cô dạy Đại học dễ tính nhỉ!”. Nhưng rồi có một ngày, vì nghĩ thầy quá dễ tính, lớp em đã đi học muộn đến gần 1/3 số sinh viên. Hôm ấy, thầy đã bắt những người đi muộn này xếp ghế ngồi trước bục giảng và yêu cầu các thành viên còn lại vỗ tay hoan hô những người đi muộn như chào đón các vị đại biểu quốc hội. Trong cái khoảnh khắc đó, khi nhận được những tiếng vỗ tay đầy hoan hỉ, nhận được những ánh mặt đầy miệt thị, những nụ cười giễu cợt của bè bạn, em đã cảm thấy tê dại và nhục nhã vô cùng. Gía như thầy cứ không cho em vào lớp, phạt em bằng những quy chế đã ban hành của nhà trường, thì có lẽ em đã cảm thấy thoải mái và sẽ ghi nhớ để từ sau không đi học muộn nữa. Nhưng sự trừng phạt của thầy khiến cho nhân cách và lòng tự trọng của em bị tổn thương một cách nặng nề. Kể từ đó, em đã nhìn thầy bằng một con mắt khác…

Ngay từ khi đăng ký dự thi, em đã hy vọng sau này mình sẽ được tiếp cận với một phương pháp giáo dục mới mẻ, đầy sáng tạo và năng động của một ngôi trường lớn, giàu truyền thống. Và nơi đây sẽ là cánh cửa để em tiến gần hơn tới nghề nghiệp tương lai. Nhưng tất cả những gì mà một tháng qua em thấy đã không còn khiến em lạc quan như vậy.

Ban đầu chỉ là sự mệt mỏi khi thầy đọc cho chúng em chép quá nhanh, chỉ riêng việc chép thôi cũng không đủ thời gian nên chúng em cũng chẳng kịp hiểu bài. Cũng vì thế mà sự trao đổi giữa thầy và trò hầu như không đáng kể. Tiết học cứ trôi qua đơn điệu và tẻ nhạt. Rồi dần dần cứ như thế, nhiều bạn đã thấy chán. Có bạn đã ngủ gật trong lớp, có bạn đã lôi truyện ra đọc, bạn khác lại ngồi chơi cờ… Có những giờ học sinh viên còn tha hồ nói chuyện, nghe điện thoại, ăn quà vặt thoải mái như đang ở một quá cà phê hay trung tâm vui chơi nào đó chứ không phải trong giảng đường đại học. Bản thân em cũng thấy không thoải mái nhưng vẫn cố ngồi chép vì sợ thi.



" Em thấy hoang mang với cách dạy và học hiện nay..." - Ảnh chỉ có tính chất minh họa


Em vẫn nghe mọi người nhắc nhiều đến đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, đến ngay cả các cô giáo dạy cấp 3 của em cũng đã có những thay đổi tích cực cho bài giảng sinh động như sử dụng Power Point trong bài giảng, thảo luận nhóm, cách đặt câu hỏi… Những tưởng khi lên Đại học, sẽ được tiếp cận với nhiều cách học mới, nhưng em lại phải quay trở về thời kỳ đọc – chép như cấp 1, cấp 2. Mặc dù, có giờ học chúng em cũng được tiếp cận với Slide, Power Point với những chiếc máy tính tân tiến, nhưng rút cục, đó chỉ là cách chúng em được ghi bài “ngắn hơn”.

Em đã từng tự an ủi mình rằng có lẽ tại môn này nó chán thế thôi, chứ không phải tất cả các môn đều vậy và cũng không phải là tại thầy. Nhưng càng học em càng cảm thấy khó khăn hơn trong việc tiếp nhận bài giảng. Đã vậy, có những kiến thức đã “nóng hổi” từ vài chục năm trước nhưng vẫn được thầy nói đi nói lại như những dẫn chứng điển hình cho bài học. Mặc dù là hơi sớm nhưng em bắt đầu thấy lo lắng cho những năm học sắp tới. Thậm chí đã có lúc em nghĩ phải chăng mình đã ngồi nhầm trường nên mới có tâm lý này.

Thưa thầy! Nếu tình trạng này kéo dài, em sẽ tự đánh mất giấc mơ Đại học của mình. Nhưng điều khiến em lo sợ hơn cả, là em sẽ biến thành một cái máy chỉ biết học thuộc lòng những chân lý đã được định sẵn, những kiến thức lạc hậu từ những cuốn giáo trình ra đời cách đây 40 năm, để đạt được một tấm bằng đại học khá giỏi. Và trong suốt quãng đời còn lại, em sẽ chẳng bao giờ dám nói KHÔNG trước khi biết gật đầu đồng ý, chẳng bao giờ dám nghĩ, dám nói và dám sống bằng con người THẬT của mình trước những vấn đề của cá nhân và của cả cộng đồng, xã hội. Và rồi, sự ổn định, nhàm chán, kiểu sống cam chịu và vâng lời mà em đã hấp thu suốt những năm tháng sinh viên sẽ dần dần bào mòn và giết chết cái Tôi, giết chết những ước mơ, những khát vọng, những thực thể sống động làm nên ý nghĩa tồn tại của cuộc đời em. Em quả thực không dám nghĩ, nếu cứ dạy học trò kiểu này, không biết nền giáo dục của chúng ta sẽ còn giết chết bao nhiêu tâm hồn, bao nhiêu ước mơ và khát vọng nữa đây? Em nói ra tất cả những điều này chỉ mong nhận được một sự sẻ chia và giúp đỡ. Sau đây em có một số ý kiến đề đạt với thầy:



Đừng làm thất vọng những giấc mơ - Ảnh: Trần Mạnh Cường

Một là chúng em muốn khi bắt đầu mỗi môn học, thầy sẽ phác thảo cho chúng em nội dung chính, những yêu cầu, hướng dẫn phương pháp học, tài liệu tham khảo và cách khai thác thông tin từ các tài liệu tham khảo này. Như thế chúng em sẽ chủ động hơn trong quá trình học.

Hai là chúng em muốn thầy đặt ra nhiều câu hỏi hơn để chúng em suy nghĩ thay vì việc thầy cứ thuyết trình cả buổi, quá trình ấy sẽ giúp chúng em nắm vững bài giảng. Mong thầy cũng cho phép chúng em được phép đặt câu hỏi với thầy để hiểu sâu sắc hơn về những vấn đề chúng em chưa rõ và thậm chí là để mở rộng vấn đề.

Ba là thầy có thể kết hợp nhiều phương pháp trong một bài giảng thay vì chỉ đọc cho chúng em ghi chép bài. Chẳng hạn như thảo luận, thuyết trình, làm việc nhóm…

Bốn là trong mỗi nội dung của bài giảng, em muốn được thầy cung cấp cho thật nhiều ví dụ từ thực tế, cập nhật những kiến thức mới của đất nước và thời đại…

Năm là xin thầy hãy hướng dẫn chúng em cách tự học, tự nghiên cứu, tự làm những project, tự bảo vệ, thuyết trình trước lớp

Điều thứ sáu mà em mong đợi và kỳ vọng nhất, đó là sự đổi thay trong cách tư duy và đối xử của thầy trong quan hệ giữa THẦY VÀ TRÒ. Đã đến lúc, chúng em đòi hỏi mối quan hệ giữa thầy và trò trong giảng dạy, nghiên cứu phải được xây dựng trên một tinh thần dân chủ, tự do, độc lập và có trách nhiệm với nhau. Thầy không phải là bậc bề trên để áp đặt và rao giảng kiến thức mà quá trình học tập phải là một quá trình dân chủ cùng tìm hiểu, cùng khám phá những lâu đài trí thức, trong đó người học phải được đặt ở vai trò chúng tâm. Chỉ có thay đổi về triết lý, tư duy giáo dục như vậy mới là gốc rễ dẫn đến những sự thay đổi khác….

Về phía em, em cũng hứa sẽ hưởng ứng những thay đổi tích cực trong phương pháp của thầy. Chợt nhớ tới những đứa em của em cũng đang miệt mài học tập nuôi ước mơ vào Đại học, em thấy thương quá! Chỉ mong sao đến lúc ấy chúng sẽ không phải thất vọng với giấc mơ của mình...

Cám ơn thầy vì đã lắng nghe những nguyện vọng này của em.

Học trò của thầy.

Dịch thuật cần gì? (trích Vietnamnet)

Cái này lâu lắm rồi nhưng tớ cứ post lên vì không phải ai cũng đọc nó rồi. K4 chúng ta trước sau sẽ trở thành những nhà biên, phiên dịch nên cần tham khảo nhiều tư liệu về dịch thuật, ha?

Có một điều kiện rất quan trọng, nằm ngoài chuyện ngôn ngữ, đòi hỏi người làm công việc dịch thuật phải có, đó là tinh thần thái độ, cùng tư cách, đạo đức của một người đứng đắn, tử tế, có trách nhiệm trong công việc của mình.

Soạn: AM 673119 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Dịch giả Lê Bầu

Đã có nhiều bạn bè, kể cả bạn bè hành nghề văn chương, cũng như bạn bè hành nghề khoa học, thậm chí có cả một số phóng viên, nhà báo, hỏi tôi:

- Muốn có được một tác phẩm văn chương dịch, đúng và hay, thì người cầm bút dịch thuật, cần phải có những gì?

Tôi nói đùa, nhưng không hẳn đã là nói đùa:

- Cần phải học, và cần phải có những cuốn tự điển, từ điển, tử tế...

Còn như phải trả lời cho ‘thật đứng đắn’, nghiêm túc thì tôi nói:

- Trước hết là phải đến trường, đến lớp, hoặc ‘tầm sư học đạo’, cần cù học tập, nghiêm chỉnh học tập, để có lấy cái vốn thật cơ bản, rồi sau đó trau dồi thêm bằng sách báo, và đặc biệt là từ điển...để đủ sức mà ‘vật lộn’ với các con chữ của người ta. Không có một thứ ngoại ngữ nào được gọi là ‘dễ’ trên thế giới này, ngay cả những ngoại ngữ được gọi là ‘dễ học’, cũng không ‘dễ học’. Đến ngay tiếng Việt Nam, đối với người Việt Nam, là rất ‘dễ học’, - chứ sao nữa? -, nhưng người Việt Nam học được nó, cũng là ‘rất khó’...huống hồ là ‘tiếng của người ta’?

Bởi thế, tôi nghĩ rằng: Muốn có được một tác phẩm dịch đúng và hay, thì trước hết phải học tiếng của người ta, không học được tới mức ‘rất thông thạo’, thì cũng phải ở mức gọi là thông thạo. Tôi đã thấy có những người, học không đến nơi đến chốn, chỉ có được dăm ba chữ ‘lôm côm’, mà các cụ nhà Nho xưa gọi là ‘hay chữ lỏng’, cũng nhảy đại vào ‘chiến trường dịch thuật’, mà ‘múa bút làm càn’, rồi đến khi gặp phải những chỗ học ‘chưa tới’, những chỗ ‘không thông’, khó dịch, thì nhắm mắt bỏ qua, hoặc dịch liều, dịch bậy, bằng cái sự ‘ang áng’, sai đến cả trăm phần trăm của mình, rồi tự ‘vỗ yên’ mình bằng một sự lừa dối:

- Ôi dào, ai biết đấy là đâu, chỉ có những thằng điên, khi đọc sách, mới lọ mọ đi tìm bản gốc, mà so sánh, bới móc...vả lại, trong hàng vạn độc giả, chắc gì đã có người có bản gốc, hơn nữa, người đọc sách bây giờ, thường ‘đọc ào đi’, ‘cho xong chuyện’!

Đấy là những người dịch thuật còn có một chút lương tâm, bởi họ còn biết ‘nghĩ tới’ cái sai sót ‘đáng khả nghi’ của mình, nhưng rất tiếc là họ vẫn cứ ‘làm ẩu’, dễ dàng cho qua, mà không chịu tìm hiểu, tra cứu cho ra cái đúng! Nhưng cũng còn có nhiều người tệ hại hơn, ’luôn luôn cho mình là đúng’ như những vị lãnh tụ kém cỏi, chủ quan, tự hiểu lầm mình, ‘dịch đại đi’, ’dịch phứa đi’, bất cần phải trái, đúng sai, chỉ cần giao bản thảo cho nhà xuất bản thật nhanh... rồi...sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi. Họ cần lợi lộc hơn là cần danh dự, nghệ thuật. Với các ‘nhà dịch thuật’ vừa ngu dốt, vừa vô trách nhiệm này, có ghép họ vào tội hình sự: ‘Thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng’, cũng chẳng có gì gọi là quá đáng.

Tôi đã từng được một cán bộ phụ trách văn nghệ hỏi :

- Bản dịch của ông A thế nào ?

Tôi nói thẳng theo kiểu bỗ bã:

- Ông ấy dịch sai ‘bỏ mẹ’ đi...

- Nhưng tôi thấy ông ấy là người rất cẩn thận.

Một lần nữa, tôi lại nói thẳng:

- Cẩn thận không có nghĩa là kiến thức!

Vâng! Tôi công nhận, sự cẩn thận có thể nâng cao chất lượng bản dịch, có thể tránh được nhiều sai sót, lầm lẫn, nhưng rõ ràng không thể thay thế cho một kiến thức nông cạn.

Nói tới sự cần thiết về sự thông thạo tiếng của người ta, tôi muốn nói thêm một điều: Nếu người dịch thuật ‘thông thạo thêm được’ phong tục tập quán của nước ấy, bằng cách tra cứu, tìm hiểu, hoặc thực mục sở thị ‘tại trận’, thì sẽ rất bổ ích cho bản thân người dịch cũng như làm chú thích, giải thích cho độc giả, mỗi khi gặp phải những phong tục tập quán lạ mà ở nước ta không có, thí dụ chuyện về ‘chiếc giường’, đại khái trong bản gốc, tác giả viết: Cả vợ chồng bố, vợ chồng các con lớn, cùng các con nhỏ... đều ngủ chung trên chiếc giường ấy.

Sao mà kỳ thế? ‘Kỳ’ là bởi vì người Việt Nam ta không có khái niệm, tập tục: Tất cả mọi người trong gia đình ngủ chung trên một ‘chiếc giường’, mà ‘mỗi cặp’ phải ngủ trên những chiếc giường riêng, nhưng chuyện ‘ngủ chung’ này, trước đây, là có thật trong những gia đình nông dân ở vùng giá lạnh của Trung Quốc. Vả lại, dịch ra tiếng Việt là ‘giường’ chẳng qua chỉ là chuyển tải cái ý ‘nơi ngủ’ cho gọn, cho dễ hiểu mà thôi, thực ra phải dịch là ‘giường bục’, ‘giương bệ’. hay ‘giường sàn’, bởi lẽ, nó chỉ là một cái bục, hoặc một cái bệ được đắp bằng đất, hoặc xây bằng gạch, nhiều khi chạy hết chiều dọc, hoặc chiều ngang trong nhà, ở giữa để rỗng, bắt cho khói cùng nhiệt dư của nhà bếp chạy qua đó trước khi toả ra bên ngoài để làm cho ‘giường’ nóng lên, ngủ cho ấm... Nếu biết vậy, người dịch làm một cái chú thích, độc giả sẽ đỡ ngỡ ngàng, không nghi ngờ người dịch, dịch sai, dịch lầm nữa.

Lại như, trong số nhà cổ của Trung Quốc có một loại nhà, có tên là ‘nhà tứ diện’, hay ‘nhà bốn mặt’, một kiểu nhà hầu như Việt Nam ta không có, mà nếu có, nó cũng khác hẳn kiểu nhà của Trung Quốc, cho nên nếu ta cứ ‘trần trần’ mà dịch là ‘nhà bốn mặt’ e rằng độc giả sẽ phải hỏi: ‘Cái bốn mặt’ ấy nó ra thế nào ? Nếu người dịch biết, mà làm một chú thích nho nhỏ, người đọc sẽ hình dung ra kiểu nhà đó ngay lập tức: Đó là bốn ngôi nhà được xây quanh bốn bề một khu đất, đầu hồi sát nhau, nhìn ra một sân chung, nằm chính giữa dùng để sinh hoạt chung cho người sống trong cả bốn ngôi nhà. Kiểu nhà này rất tiện cho những đại gia đình ‘tam tứ đại đồng đường’ ngày xưa, mỗi gia đình sống riêng trong mỗi ngôi nhà, nhưng lại không bị chia cắt, vì có một sân chung cho ‘sinh hoạt tập thể’, cho nên vẫn rất gần gặn, thấy nhau hàng ngày, tiếp xúc với nhau hàng ngày...

Tất nhiên, sự thông thạo phong tục tập quán của người ta, không phải là điều kiện bắt buộc người dịch thuật phải có như sự thông thạo về ngôn ngữ, nhưng như đã nói, nếu có được, nó sẽ rất bổ ích cho việc dịch thuật.

Bên cạnh đó, theo tôi, còn có một điều kiện rất quan trọng, nằm ngoài chuyện ngôn ngữ, đòi hỏi người cầm bút làm công việc dịch thuật phải có, đó là tinh thần thái độ, cùng tư cách, đạo đức của một người đứng đắn, tử tế, có trách nhiệm trong công việc của mình.

Tôi đã từng được nghe nhiều biên tập viên của nhiều nhà xuất bản phàn nàn về cung cách làm ăn của một số ‘dịch giả’, thậm chí bản thân tôi cũng biết được rằng, có những nhà ‘dịch thật’, đã dịch được nhiều sách hay, và cũng có được tiếng tăm nhất định, cũng như sự tín nhiệm của một số nhà xuất bản ...nhưng rồi chẳng hiểu vì ‘cơn cớ gì’, người ấy ‘biến chất’ đi, trở thành ‘suy thoái’, chạy theo tiền mà làm ẩu. Cụ thể là thế này:

Bằng vào ‘uy tín’ của mình, người đó ký hợp đồng dịch với một nhà xuất bản, đem sách về, xé thành nhiều tập mỏng, đem thuê sinh viên đang học tại trường, hoặc đã tốt nghiệp nhưng chưa có việc làm, với giá rẻ, để ăn chặn, bóc lột sinh viên đang rất cần tiền để duy trì cuộc sống. Thôi thì trong cơ chế thị trường, chuyện cá lớn nuốt cá bé, cũng cứ coi như tạm chấp nhận được đi... Nhưng chất lượng bản dịch cuốn tiểu thuyết ấy ra sao, đó là vấn đề đáng nói. Trước hết, trong số sinh viên đi dịch thuê ấy, có người giỏi, người kém, hoặc tất cả đang còn ở dạng ‘ thoát nạn mù ngoại ngữ’, cho nên khi gặp phải những chỗ chưa học tới, khó dịch, thì họ cũng ‘bỏ thẳng cánh’, ‘không thèm dịch’, coi như bỏ sót hoặc bỏ quên, rồi đem nộp cho ông ‘đầu nậu’, lấy ‘tiền tươi’ rẻ mạt, và cũng không thèm báo cho ông ta biết chỗ mình đã bỏ qua không dịch, với một lý do rất ‘khoái trí’ trong đầu: ‘Tiền nào của ấy’... rất chi là sòng phẳng... Thế rồi cái nhà ông ‘đầu nậu’ kia, cũng cùng một giuộc, một phường làm ẩu, không thèm kiểm tra, đối chiếu gì hết, cứ đem từng tập đã thuê dịch ‘rẻ tiền’ ấy, ập lại, coi như một bản thảo đã được dịch hoàn chỉnh, nộp ngay cho nhà xuất bản, để làm sao lấy được tiền càng nhanh càng tốt... Sự bỏ trống, theo kiểu ‘không thành kế’ này, cũng đã từng thu được ‘thắng lợi’ như Khổng Minh Gia Cát Lượng, nhưng phần nhiều đã bị những biên tập viên sắc sảo, có kiến thức, ưa phân tích lô gích, phát hiện... Bản thảo bị trả về dịch... bổ sung...làm lại, rồi cũng từ đấy, nhà xuất bản ‘gút bai’ luôn ông ‘dịch giả’ này...Thế là tiếng tăm, uy tín, của ông ta đã tạo dựng được, đành đem đổ xuống sông, xuống biển, táng vào hàm cá mập... trắng!

Nói đi cũng cần phải nói lại, tôi lại nói giả dụ như: Những tập bản thảo ‘rời rạc’ thuê dịch rẻ tiền kia, đã được những sinh viên giỏi, có tài năng, có trách nhiệm, tuy biết bị bóc lột, trả giá rẻ mạt, nhưng vẫn bảo đảm chất lượng bản dịch, đến mức ‘không sai một chữ’ - điều này, thật khó đạt được, bởi không một nhà dịch thuật nào dám cả gan tuyên bố mình dịch không sai một chữ, thế nào cũng có sai sót, sai không nhiều thì ít, đó là cái chắc! - Nhưng dù được tới mức như vậy đi chăng nữa, thì ở đây ta lại phải nói tới chuyện ‘ văn phong‘.

Trong văn học nghệ thuật, những người cầm bút, mỗi người đều có văn phong riêng của mình, nếu văn phong của ai cũng như ai, thì làm gì còn cái gọi là ‘cá nhân chủ nghĩa’ nữa? Mà trong văn chương nghệ thuật lại đòi hỏi, mỗi tác giả, phải có cái ‘cá nhân chủ nghĩa’ của mình, cũng như trong số mười mấy chú lính chì của Anđecsen đều giống hệt như nhau, duy chỉ có chú lính chẳng may bị thiếu mất một chút chì khi đổ khuôn, làm chú bị cụt mất một chân, và chính cái đặc điểm ‘cụt chân’ này, mới khiến chú có ‘sự tích’, ‘hành trạng’ riêng của mình, nghĩa là mới thành chuyện, nên chuyện...Với cả chục cái văn phong - giả dụ như tập tiểu thuyết đó có chục người dịch chung - đem ập vào với nhau, thì tập tiểu thuyết của người ta sẽ mang một thứ văn phong ‘hổ lốn’, như thế là ‘phản’ sách của người ta, chứ đâu còn phải là ‘dịch’ sách của người ta nữa? Cho nên, nhân đây, tôi xin nói thêm một điều rằng: Tôi phản đối việc hai ba bốn người dịch chung một cuốn tiểu thuyết, dù đó toàn là những người dịch giỏi giang, vì văn phong không thể nào ‘thống nhất’ được.

Dịch thuật, tôi nghĩ, còn đòi hỏi ở người dịch một sự cẩn thận, chu đáo, cẩn thận chu đáo đến tỷ mỷ... Như trên tôi đã nói, ‘Cẩn thận không phải là kiến thức’, nhưng sự cẩn thận, chu đáo, có thể bổ sung cho cái khiếm khuyết về kiến thức của mình rất nhiều. Bởi chỉ do thiếu kiến thức, có người đã dịch chữ ‘Tử viết’, mà xưa nay, người ta đã vẫn dịch đúng là: ‘Không Tử nói rằng’ thành: ‘Đữa trẻ nói rằng’, vì người đó mới chỉ học được, ‘viết ‘ là ‘nói’, ‘tử’ là ‘đứa trẻ’, nên dịch thế. Lại như dịch tên một nhân vật trong truyện Thuỷ Hử, xưa nay vẫn dịch là ‘Tống Giang, Cập Thời Vũ’, thành ‘Ông Tống Giang gặp mưa’, chữ ‘cập thời vũ’ mà dịch là ‘gặp mưa’ là sai hoàn toàn, nếu muốn dịch cái tên gọi đó theo nghĩa đen trong tiếng Việt, như kiểu ‘Hắc Tiểu Tử’ (truyện của Mạc Ngôn) thành ‘Thằng Cu Đen’, thì phải dịch là ‘Ông Tống Giang Mưa thuận’ hay “Mưa Kịp Thời’ mới là đúng.

Về sự cẩn thận, chu đáo, tôi xin đưa một thí dụ rất nhỏ sau đây:

Có một lần, trong khi ngồi dịch, tôi vớ phải tên một con côn trùng, mà theo như tác giả nói, thì nó sống ở nơi ẩm thấp trong nhà. Tôi tra mấy cuốn từ điển thường dùng, đều không thấy ghi chữ ấy, nên không tìm được ‘tên thật’ của nó. Tôi gọi điện thoại hỏi mấy anh bạn làm giáo sư, rất giỏi cả bạch thoại lẫn Hán văn, nhưng họ đều không biết đó là con gì. Tôi lại đi hỏi một anh bạn, chữ nghĩa Trung Quốc cũng vào hạng rất khá, lại sống ở Trung Quốc rất lâu, và anh đã trả lời tôi ‘ngay tắp lự’:

- Nó là con sâu đo anh ạ!

Tôi ‘khả nghi’ cái nghĩa ấy, bởi tôi ‘lý luận cùn’ rằng: Sâu đo nó đâu sống ở nơi ẩm thấp trong nhà - như trong bản gốc tác giả đã viết - mà nó phải sống ở ngoài vườn, trên lá trên cây kia chứ! Tôi ‘cẩn thận’ kiểm tra ngược lại bằng cách tra từ ‘con sâu đo’ tiếng Việt sang tiếng Trung Quốc, và tôi đã tìm ra ba chữ ‘tiểu kiều trùng’ - con côn trùng di chuyển bằng cách (co mình lại) bắc cầu - Thế là tên con côn trùng tôi cần tìm vẫn còn nguyên là ‘một bí mật’, một ‘thách thức’.Tôi lại phải đành mầy mò, ‘tự lực cánh sinh’, đi tìm ở những cuốn từ điển khác mà trong nhà tôi không có...Cuối cùng, đúng là ‘Hoàng Thiên bất phụ hữu tâm nhân’, tôi đã lôi được tên cái ‘con phải gió’ ấy ra, nó là ‘ con cuốn chiếu’. Thực ra, tên cái con côn trùng ‘dớ dẩn’ đó, tôi cứ dịch đại thành ‘ con rết’, ‘con bọ mát’ gì đó, miễn là có tên một con côn trùng cũng ‘ chẳng ai biết đó là đâu’, mà vạch vòi, trách tôi là dịch sai. Nhưng tôi cứ nghĩ, cẩn thận, chu đáo, dịch cho đúng, thì vẫn hơn...Bởi tôi đã gặp bản dịch chỉ vì không cẩn thận chu đáo một ‘tý tỳ tỵ’ thôi, mà đã dịch sai đến hai chỗ, trong một câu vỏn vẹn có 7 chữ: Bẩy chữ đó trong bài tuỳ bút có tên ‘ Nụ cừơi thường trực’, (‘Khai khẩu thường tiếu’ - Tên bài tôi dịch không giống với tên của người dịch trước), của Giả Bình Ao là: ’Đại học tốt nghiệp, tam thập giới..’ mà người dịch đã dịch thành: ‘Tốt nghiệp đại học khoá mười ba...’ Cái sai quá đơn giản đầu tiên là ‘tam thập’ đáng lẽ phải dịch là ‘ba mươi’ lại dịch thành ‘mười ba’... Còn chữ ‘giới’, thì quả là có ‘rắc rối’ hơn một chút, bởi vì hiện nay trên báo chí Trung Quốc, người ta dùng chữ ‘giới’ đúng là để chỉ chữ ‘khoá’ thật, ví dụ như ‘Đại hội khoá 10’. ‘Quốc Hội khoá 9’ vân vân, nhưng người dịch không biết rằng chữ ‘giới’ còn có một nghĩa cổ, được người ta dùng như chữ ‘niên’, chữ ‘tuế’, nghĩa là ‘tuổi’, cho nên khi dịch mấy chữ này, còn cần phải căn cứ thêm vào mấy chữ tiếp đó, mà dịch thành: ‘Tốt nghiệp đại học, tuổi đã 30, còn ế vợ, nên phải nhờ bè bạn mối lái...’ mới đúng, chứ còn dịch là: ‘Tốt nghiệp đại học khoá 13, còn ế vợ...’ là sai bét. (Dịch văn của ông Giả Bình Ao, cần phải nhớ một đặc điểm của ông nhà văn này là, thỉnh thoảng ông lại đá cổ văn vào trong văn chương của mình, nếu không, sẽ ‘hiểu lầm’ ông ấy ngay lập tức).

Sự cẩn thận, chu đáo của biên tập viên trong nhà xuất bản, trong toà báo, cũng là điều vô cùng cần thiết, bởi như đã nói ở trên, chính do sự cẩn thận, chu đáo mà biên tập viên đã phát hiện ra cái bản dịch lôm côm, với nhiều chỗ ‘nộp quyển trắng’, vì khó, không dịch nổi, và thứ ‘văn phong hỗn loạn’ do nhiều người dịch kia. Nhưng ngược lại, do sự thiếu cẩn thận chu đáo, mà báo Tiền Phong (Số chủ nhật, 42, năm 2005) đã để có một sai sót nhỏ, đáng tiếc:

Một cuốn tiểu thuyết của một tác giả người Trung Quốc với cái tên nguyên văn bằng chữ Hán là ‘Lang đồ đằng’, nhưng khi được giới thiệu bằng hai bài báo của hai tác giả, in trong cùng một số báo này đã khiến người đọc tưởng nó là hai cuốn tiểu thuyết khác nhau, do hai tác giả Trung Quốc viết:

Một cuốn mang tên: Lang Đồ Đằng (Sùng bái Sói) của Khương Tuất.

Một cuốn mang tên: Tô-tem Sói của Khương Nhung.

Cách giới thiệu thế này, theo tôi, có hai thiếu sót. Thiếu sót thứ nhất là: Trong cùng một tờ báo, đặc biệt là trong cùng một số báo, thì biên tập nên ‘quy về’ một tên cho có sự thống nhất trên báo của mình, bởi vì chữ ‘Lang đồ đằng’ dịch là ‘Tô tem Sói’ hay ‘Sùng bái Sói’ đều đúng cả, nhưng chỉ nên dùng một tên trên tờ báo của mình. Đáng lý ra, tên tác giả là Khương Tuất hay Khương Nhung người biên tập càng cần phải hỏi ‘cho ra nhẽ’, để thống nhất lại .Bởi vì trong chữ Hán có nhiều chữ có hai âm mà âm nào cũng đúng, ví dụ như Mao Thuẫn hay Mâu Thuẫn, vẫn như nhau, hay sông Châu, sông Chu cũng vẫn là một... Song trong trường hợp này, tuy tôi chưa được chính mắt nhìn thấy tên tác giả bằng chữ Hán, nhưng tôi dám khẳng định một trong hai người đã dịch sai, bởi vì trong chữ Hán có ba chữ có thể nói là viết gần như nhau, nhưng vẫn có cái khác nhau ở một nét nhỏ trên cùng một vị trí của mỗi con chữ. Nếu không cẩn thận nhận mặt chữ, chỉ đọc lướt đi, rồi dịch thì rất dễ sai, chữ nọ dịch thành chữ kia ngay lập tức. Đó là ba chữ: Tuất, (ngọ, mùi, tuất), Nhung, (binh nhung), và Thú, (đồn thú), cho nên rất có thể có người dịch tên tác giả là Khương Thú có khi mà lại đúng cũng nên, biết đâu đấy? Nhưng sai một ly đi một dặm là vậy.

Nói đến ‘thông thạo’ chữ nghĩa của người ta, lại không thể không nói đến ‘thông thạo tiếng mẹ đẻ’ của mình, - nói chung là hai ‘cái sự thông thạo’ đó phải ngang nhau -, để mình có thể tuỳ ý, chọn lựa, sàng lọc, moi móc được trong tiếng Việt mình ra những chữ những nghĩa thật ‘môn đăng hộ đối’, không chê vào đâu được, mà làm ‘sính lễ’, làm ‘của hồi môn’ xứng đáng với tác giả. Ta không thể chấp nhận những người dịch không chịu tìm tòi trong tiếng Việt ra những chữ tương xứng, thậm chí là rất hay để dịch, mà lại lười biếng, ‘ăn không’, ‘bê nguyên đai nguyên kiện’, tiếng của người ta, âm của người ta vào, ‘làm nghèo’ tiếng của nước mình đi, thí dụ như trước đây ta đã thấy nhan nhản những tiếng ‘A ka’, ‘lách cách’, (hoàng tử, công chúa), trong phim truyền hình, trong thể thao tiếng võ thuật (vũ thuật) có sẵn (như côn, quyền, đao. kiếm...) lại bỏ đi không dùng, mà đi bê chữ u xu hay ủ xu chỉ là âm Trung Quốc của hai chữ võ thuật vào thay thế. Hay như gần đây, trên báo chí thấy xuất hiện một từ Trung Quốc mới: ‘linglei’. Nhiều người đã hỏi tôi ‘linhlây’ là gì ? Trời đất ạ, nguyên nghĩa của nó là loại khác, kiểu khác,mà Việt Nam có một từ ‘tuyệt vời’ để dịch từ này là ‘khác người’, hoặc ‘khác đời’, sao không dịch, mà lại cứ đi tỏ vẻ ‘thông thái’, ‘nhân danh cái mới’ làm khổ người đọc? Tôi cũng phản đối cái lối dịch, mà khi đọc lên, cứ như nghe người Tầu nói tiếng ta, đại khái như một câu thế này: “... Chúng tôi đã điều nghiên, phối kết hợp, thanh kiẻm tra, bám chặt mọi di biến động của đối tượng hêrôin, để phá án phi vụ này...”

Thông thạo tiếng Việt, để khỏi nói như ông đại biểu Quốc Hội, phát biểu giữa nghị trường: ‘Danh có chính thì ngôn mới...luận’, như có tờ báo đã đưa tin...

Nói tóm lại, người dịch thuật văn chương, ngoài việc cần phải thông thạo cả tiếng nước mình lẫn tiếng nước người, còn cần phải có một tư cách đứng đắn, và lòng say mê nghề nghiêp. Chính lòng say mê nghề nghiệp sẽ đem lại cho mình tinh thần trách nhiệm và lối làm việc cẩn thận, chu đáo, rồi ‘hậu quả’ của điều này sẽ nâng cao được sự ‘giỏi giang’ cả hai thứ tiếng, làm phong phú thêm kiến thức của mình...

  • Lê Bầu (dịch giả)

Download bài XHH

Đây là link download bài XHH cho cả khoa. Rất cảm ơn bộ trưởng photocopy kiêm bộ trưởng phát ngôn Tần Tung của lớp TA36A =d>

http://www.mediafire.com/?sharekey=b118e48dd6ba9674111096d429abd36016cf18f24d16b2044ca8d2a77d7aad89

Phát ngôn & Hành động: Lỗi tại ông giời và bệnh thích cái gì cũng nhất (trích từ tuanvietnam.net)

Tác giả: Khánh Linh

Mất điện là tại ông giời, sử dụng than trong nước thì phí nên phải xuất khẩu, còn thiếu điện thì nhập than kém chất lượng hơn về làm, những tỉnh giàu tài nguyên lại thuộc loại nghèo nhất nước...những nghịch lý của Phát ngôn Hành động tuần này không khỏi khiến ta phải day dứt suy nghĩ.

Dân kêu giời là kêu... đúng chỗ!

Đầu tuần, dân TPHCM sau một ngày làm việc mệt mỏi đã có thời gian nghỉ ngơi bất đắc dĩ trên đường cả tiếng đồng hồ. Lý do chỉ đơn giản là hàng loạt đèn tín hiệu trên đường Điện Biên Phủ đột nhiên biến mất do sự cố đường dây tại trạm điện Đa Kao. Nghĩa là hoàn toàn do...khách quan và người dân phải hiểu như thế và phải thông cảm cho thành phố chứ.

Một ngày sau, đến lượt người dân Hà Nội dở khóc dở cười vì các đường phố, nhà dân bất chợt tối om gần cả tiếng. Lý do đưa ra còn khách quan và hợp lý hơn: trục trặc kỹ thuật của hệ thống! Dĩ nhiên, người dân phải hiểu như thế và cũng phải thông cảm cho thành phố của mình chứ.




Nhớ lại mới tuần trước thảo luận hội trường Quốc hội về kinh tế xã hội, ĐB Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên Huế) "phê" ông điện lực quá ưu ái các vùng gây nhiều áp lực như Hà Nội, TPHCM, dồn việc thiếu điện về cho các địa phương khác. Có thể ông điện lực nghe thấu ý‎ này nên đã "sửa sai" một chút cho các đại biểu biết thế nào là mất điện ở Hà Nội và TPHCM, đặc biệt là cho dân ở 2 thành phố này biết thân!

Dĩ nhiên là người dân biết và biết từ lâu cái thân mình khốn khổ thế nào khi mất điện giữa lúc nắng nôi nóng nực rồi. Ấy thế nhưng, nóng vì mất điện còn dễ chịu hơn cái nóng mặt khi nghe Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng giải thích về chuyện thiếu điện triền miên, rằng "Chưa năm nào chúng ta chịu tình cảnh sản xuất điện như những năm gần đây, luôn có hạn hán và nóng kéo dài. Trong khi nước của chúng ta đã ít mà đầu năm chúng ta đã phải xả để phục vụ cho tưới nông nghiệp, nếu không, chắc chắn là tình hình ngành điện sẽ khá hơn", rồi thì "Nếu từ tháng 6 trở đi, tình hình nước vào mùa mưa được cải thiện hơn thì chúng ta có thể giảm được những khó khăn về điện".

Nhân khi đổ lỗi cho trời chưa mưa to bão lớn để ngành điện có dư nước sản xuất điện phục vụ lợi ích quốc gia và phục vụ dân, ngài Bộ trưởng cũng đã dạy dân phải tích cực hưởng ứng tham gia cuộc vận động "sử dụng năng lượng một cách hiệu quả và tiết kiệm". Nghĩa là thiếu điện cũng do lỗi cả ở dân nữa, ông giời và người dân làm thiếu điện chứ "ông điện lực" làm thế đã là hết sức rồi.

Đúng quá còn gì nữa, các Đại biểu Quốc hội và người dân phải hiểu và chỉ được hiểu thủ phạm khiến dân khổ sở vì mất điện là...ông trời chứ đâu phải là "ông điện lực" mà bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào mất điện cũng kêu toáng lên là do "ông điện lực". Dân kêu giời là đúng phóc rồi nhưng kêu ca cả ông điện lực nữa là rất không đúng chỗ! Ông giời không mưa to bão lớn thì điện chỉ có thế thôi, kêu ca quá lắm nhỡ "ông điện lực" cắt béng sản xuất nông nghiệp để "pát sê" sang điện sinh hoạt thì mùa sau có mà đói nhăn răng. Chịu nóng hay chịu đói đây, các đại biểu Quốc hội và người dân tự chọn và ráng mà chịu nhé. Nói trước thế để đến cuối tháng 6 này, theo lời hứa của ngài Bộ trưởng là sẽ tạm đủ điện, nhỡ ông giời mưa ít, bão nhỏ, lũ nhỏ hơn mọi năm thì ai cũng phải tự hiểu chứ đừng bắt tội "ông điện lực" giải thích đi giải thích lại mãi một điều đơn giản như thế nữa.

Đã bao năm rồi, làm gì có cách giải thích khác? Đây là bài toán chỉ có một nghiệm duy nhất mà thôi. Biết rồi, khổ lắm, nói mãi...

Giá mình nghèo tài nguyên thì đã giàu như... Nhật Bản?

Bộ trưởng Hoàng còn khẳng định "Nhân dân không sợ thiếu (điện) mà chỉ sợ không công bằng, không minh bạch". Công bằng và minh bạch ở đâu thì dân chưa hiểu nhưng cúp điện ngang xương rồi đổ lỗi do ông trời thì đúng là người dân sợ lắm rồi, thưa Bộ trưởng.


Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng. Ảnh: VNN

Bộ trưởng lại bảo từ 2015 sẽ phải nhập khẩu than (theo Bộ trưởng là chất lượng thấp hơn than của chúng ta đang xuất khẩu) để sản xuất điện, trong khi hiện tại ta đang miệt mài xuất khẩu than (có chất lượng cao hơn), cả chính ngạch lẫn xuất lậu qua biên.

Bộ trưởng giải thích rằng "sử dụng than trong nước thì phí!" nên chúng ta bán than chất lượng cao, nhập khẩu than chất lượng kém, số tiền chênh lệch dư dôi ấy dành làm khối việc có ích cho dân, cho nước. Không biết những nước nhập than của ta về để làm gì? Bởi có lời đồn có quốc gia còn đào đất lên chôn than xuống để dự trữ! Mừng cho nước bạn biết... lo xa.

Nói chuyện than, không thể không nhắc đến những phát ngôn "xót xa" trong và ngoài nghị trường khi thảo luận để sửa đổi Luật khoáng sản. "Tôi có một trăn trở là không hiểu tại sao Cao Bằng có nhiều khoáng sản vào loại nhất nước nhưng cũng là một trong các tỉnh nghèo nhất", câu hỏi của ĐBQH Cao Bằng Triệu Sĩ Lầu đã có giải đáp trong phát biểu của TBT Nông Đức Mạnh với tư cách ĐB Thái Nguyên "Luật sửa thế nào cũng phải theo nguyên tắc nơi nào có khoáng sản, đời sống của dân phải tốt hơn. Chứ không phải họ đang sống yên lành thì chuyển họ đi nơi khác, biến thành nghèo khổ và mang hết tài nguyên đi".

Người dân không được hưởng thì rõ rồi, tỉnh không được hưởng cũng... rõ rồi, nhưng tiền khai thác khoáng sản vào túi ai? Túi của những người được cấp mỏ để khai thác hoặc chuyển nhượng, túi của người được quyền cấp mỏ (thông qua việc chạy dự án, như khẳng định của bà Mã Thị Ình, Chủ tịch UBND huyện Nguyên Bình), hay túi của... nước ngoài!!!


Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Phạm Khôi Nguyên. Ảnh: VNN
Tổng Bí thư đã thẳng thắn thừa nhận "Tôi cũng không thành công trong quản lý khai khoáng" khi là Bí thư tỉnh ủy Bắc Thái, còn bao nhiêu lãnh đạo khác thì sao? Như "bật mí" của Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Phạm Khôi Nguyên (ĐBQH Hà Nội) thì "Khai thác xuất khẩu cát là dễ "ăn" nhất, bao nhiêu Singapore mua hết. Năm ngoái rộ phong trào xuất khẩu cát. Nếu không ngăn chặn kịp thời thì mỗi năm chúng ta mất một hòn đảo rộng 15 cây số vuông". Lại một chữ nếu rất đáng lo lắng, có thật ta đã ngăn chặn kịp thời không? Và ngăn chặn chỗ này, biết đâu lại xuất khẩu chỗ khác trên cả dải đất hình chữ S này?

Tỉnh có nhiều khoáng sản là tỉnh nghèo, Việt Nam luôn tự hào có "rừng vàng biển bạc" cũng đang chịu phận là nước nghèo, không lẽ chẳng có cách nào để tránh được "Lời nguyền tài nguyên". Nếu được có một điều ước, ta có nên ước mình nghèo tài nguyên để giàu có như Nhật Bản, Singapore... không nhỉ?

Bệnh thích to nhất, dài nhất, nhiều nhất?

Hình như, nước ta không chỉ giàu tài nguyên như ta luôn khẳng định, mà còn rất giàu "ước vọng" về những cái nhất. ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) tổng kết thì "Chúng ta cái gì cũng thích "nhất", đường sắt cao tốc cũng muốn dài nhất, tiền của vẫn cứ thoải mái đổ vào các dự án "hoành tráng" trong khi trẻ em vùng xa còn phải đu dây qua sông đi học hàng ngày", rồi "Chi ngân sách ra rồi không hoàn thành nhiệm vụ, gây tốn kém Nhà nước, chẳng thấy ai bị kỷ luật, chẳng thấy ai từ chức, không thấy ai xin lỗi nhân dân".

Thưa ĐB Nguyễn Minh Thuyết, nếu nói chuyện từ chức thì hình như người Việt Nam mình đâu có "văn hóa" này? Đó là văn hóa "ngoại lai", ông đã quên mất truyền thống của nước mình rồi sao? Chẳng so sánh đâu xa, ngay trong Quốc hội của ông, chắc chắn không thiếu những ĐB không hoàn thành nhiệm vụ, bấm nút quyết định nhiều vấn đề chẳng vì lợi ích của người dân nhưng có thấy ĐB nào từ chức đâu?

Nhưng ai cũng sẽ đồng tình với ông, rằng bệnh "thích nhất" đang lây lan rất mạnh trong toàn xã hội. Cứ vài bữa lại nghe một cái gì đó lớn nhất, dài nhất, to nhất, nhiều nhất... từ đủ các cấp, các ngành. Đường sắt hiện đại nhất, Thủ đô lớn nhất, rồi ngôi chùa to nhất, bánh chưng khổng lồ, chai rượu khổng lồ...

Nói đâu xa, chính các ĐBQH khóa XII cũng đang vô cùng trăn trở, như lời Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Phạm Quốc Anh thì "Kỳ này Quốc hội toàn bàn những đại dự án: đường sắt cao tốc (56 tỷ USD), quy hoạch Hà nội (90 tỷ USD) cộng với điện hạt nhân, thủy điện Lai Châu, con số lên tới cả 200 tỷ USD. 50 năm nữa, những người ngồi đây đều thành đống tro tàn rồi, ai biết tương lai thế nào?". Liệu có ngày nào nhìn lại, QH khóa XII thành QH quyết định... vay tiền nhiều nhất không nhỉ? Chắc chắn không ĐBQH nào muốn đạt kỷ lục nhất này rồi.

Giá cũng là thích nhất, nhưng ta phấn đấu là nước có người dân hạnh phúc nhất, có những công trình kiến trúc đẹp nhất (chứ không cần to nhất), hay thủ đô Hà Nội có nhiều hồ nước nhất, thì hay biết mấy? Những cái nhất ấy chắc sẽ không tốn nhiều tiền của, không phải đi vay nợ tứ phương như bây giờ.

Download bài Triết

Vào đây để download bài triết nhá. Happy donwloading :))

Thông báo lịch học buổi XHH cuối cùng

Đây là thông tin từ mail cô Hạnh gửi vào mail khóa mình. Tớ xin trích lại như sau:

"Chào các bạn,
Theo tinh thần bàn bạc với cả lớp trong buổi học ngày 7/6, chúng ta đã thống nhất với nhau sẽ học buổi cuối cùng vào 12h30 ngày thứ 5 (17/6) - buổi này sẽ học kéo dài cho đến khi nào giải quyết hết các vấn đề cần giải quyết thì thôi (việc học và việc thi)
Buổi thứ 5 ngày 10/6 chúng ta nghỉ để các bạn thi học kỳ. Chúc các bạn thi tốt."

Blog của khóa mình :))

YAHOO!!!

Đây sẽ là blog của K4 Học viện Ngoại giao nhé, nơi mọi thành viên cùng chia sẻ, bày tỏ cảm xúc về khoa cũng như về trường.

Feel free to express yourself! ;))